Hương Giang đối đầu với Tóc Tiên tranh biện quyết liệt về ‘Tim nóng - Đầu lạnh’
“Trường Teen All Star” - trận đấu quy tụ dàn cựu thí sinh của “Trường Teen” các mùa, bên cạnh đó là sự xuất hiện bất ngờ của ca sĩ Tóc Tiên và Hoa hậu, ca sĩ Hương Giang - những nữ nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn đến giới trẻ ngày nay. Trên sân khấu “Trường Teen”, họ sẽ trở thành thành viên thứ 4 của mỗi đội và trực tiếp tham gia tranh biện.
Trong trận đấu này, ca sĩ Tóc Tiên sẽ thuộc đội Ủng hộ kiến nghị "Đầu lạnh", còn Hoa hậu Hương Giang sẽ là thành viên đội Phản đối mang tên "Tim nóng".
Tranh luận về câu hỏi “Cần hay không cần chôn giấu cảm xúc để đạt được thành công trong sự nghiệp?”, Hoa Hậu Hương Giang định nghĩa thành công:
“Nếu như thành công là tài sản của một người có, địa vị người đó trong xã hội, số tiền người đó kiếm được trong một tháng, là bao nhiêu tiền lương trong một ngày, đó chính là lý do tạo sao trẻ con được sinh ra, cái đầu tiên cha mẹ dạy con cái của mình không phải là ‘con ơi con hãy hạnh phúc nhé!’, mà là ‘con ơi con lớn lên phải thành ông nọ bà kia’. Nếu như vậy, các con đến trường và được giao cho một bài tập hãy vẽ ra đây ước mơ của mình. Các bạn nghĩ sao nếu như tất cả nộp bài và ở trong đó bức tranh của chúng là những đồng đô la Mỹ? Nếu như vậy, chúng ta có còn thấy đó là sự thành công nữa hay không?
Cho nên Hương Giang nghĩ rằng thành công không phải được đo đếm, định nghĩa như vậy, mà thành công là được sống với chính ước mơ của mình, được theo đuổi ước mơ đó. Và trên con đường chúng ta theo đuổi sự thành công, chúng ta sẽ được trải qua vàn cảm xúc khác nhau. Đó là sự chán nản, thất vọng khi mất việc, đó là bị đồng nghiệp chèn ép, đó là cảm xúc bị dồn nén, bị bắt nạn, vui sướng khi được khen. Đó là những cảm xúc khác nhau trong cuộc sống, đó là những cái chúng ta nên trải nghiệm trên con đường tiến tới sự thành công.
Nếu chúng ta giấu đi tất cả những cảm xúc đấy thì thành công và quá trình đấy có còn ý nghĩa hay không?”.
Nữ ca sĩ đồng ý tất cả những người thành công phải có hai yếu tố: Đầu lạnh và Tim nóng. Nhưng “Đầu lạnh” chỉ là công cụ cuối cùng, chúng ta bắt đầu từ con tim và “Đầu lạnh” chỉ giải quyết, phân tích, so sánh thiệt hơn để làm sao chúng ta đưa ra quyết định sáng suốt nhất. “Đầu lạnh làm cho chúng ta tồn tại nhưng trái tim làm chúng ta sống”, nàng Hoa hậu đanh thép nói.
Hương Giang lấy ví dụ từ người Nhật Bản. Họ được đánh giá có tác phong làm việc chuyên nghiệp nhất, hiệu quả cao nhất. Người Nhật không bao giờ than vãn về vấn đề của họ làm, không bao giờ chia sẻ áp lực của họ ,nhưng đó là lý do khiến cho tỷ lệ tử tử của người Nhật về áp lực công việc là cao nhất thế giới.
Và chúng ta có muốn sống như vậy hay không? Thay vị như thế tại sao chúng ta không chia sẻ cảm xúc dù nó là tiêu cực nhất, biết đâu trong quá trình chúng ta chia sẻ đấy các bạn có thể cứu sống được một mạng người, những người đang bị trầm cảm, những người không dám nói ra stress, deadline,…Giang tin rằng chúng nếu chúng ra nói được ra, chúng ta không chỉ cứu chính bản thân mình mà còn cứu những người khác”.
Không đồng quan điểm với Hương Giang, Tóc Tiên đưa ra 3 luận điểm cùng ví dụ:
“Người Việt Nam mình trong suốt mùa dịch vừa qua, ví dụ du học sinh đi, về rồi phải cách ly ở trại cách ly mười mấy ngày, bố mẹ xót con quá, đem đồ ăn thức uống các kiểu. Một bố mẹ sót con, hai bố mẹ sót con, că trăm gia đình sót con tạo nên một cảnh hỗn loạn ở khu cách ly và tạo nên hiểm họa lây lan trong toàn cộng đồng rất cao, thì như vậy nó sẽ trở thành thế giới, thế hệ vô cảm hay thế hệ vô ý thức. Đó là câu trả lời Tiên đang cần Giang biện minh lại?
Cô định nghĩa lại về “Đầu lạnh”: “Thứ nhất, đó chính là sự nguyên tắc, kỷ luật, và tính chuyên nghiệp trong công việc. Tức là không được đặt tình cảm cá nhân vào tập thể”.
Giọng ca “Ngày tận thế” nhắc đến cảm xúc của một người nghệ sĩ, có rất nhiều hỉ nộ ái ố nhưng vẫn phải tươi cười trên sân khấu dù trong lòng đang rất đau. Họ không có quyền được yêu cầu khán giả cảm thông, mà khi bước lên sân khấu là phải cống hiến nghệ thuật hết mình và tỏa sáng rực rỡ.
Luận điểm thứ hai, “Đầu lạnh” là bền bỉ và kiên định với những mục tiêu do chính mình đề ra. Xã hội này, thế hệ này, chúng ta sống dưới rất nhiều sự kỳ vọng. Và chính những kì vọng đó làm ta quên mất đi mình là ai, mình muốn gì, điều gì làm mình hạnh phúc trong cuộc sống này. Một cái đầu lạnh sẽ giúp chúng ta không đánh mất bản thân mình.
Luận điểm cuối cùng: Một cái “Đầu lạnh” sẽ không quá quan tâm tới chuẩn mực xã hội, không quan tâm tới áp lực con số mà chọn lọc ra để tìm ra được giá trị đích thực cho bản thân mình.
Tóc Tiên đưa ra dẫn chứng mà cả cô và Hương Giang đều đang đau đầu đón nhận trong quá trình làm nghề: “Top trending”.
Với Tóc Tiên, Top trending có cũng được, rất vui, nhưng đó không phải là đích đến cuối cùng. “Những con số đó không đánh giá, không quyết định được giá trị sản phẩm nghệ thuật mà tôi làm ra”, cô quả quyết.
“Tiên muốn nhấn mạnh một lần nữa, đừng để những con số đó trở thành đích đến cuối cùng trong nỗ lực thành công của các bạn. Chuẩn mực xã hội không định hình nên giá trị của bạn là ai. Chỉ có những lựa chọn của bản thân bạn mới định nghĩa được rằng bạn là ai và bạn sẽ đi bao xa trong cuộc sống này. Chúng tôi lựa chọn ‘Đầu lạnh’ để đi xa hơn, ‘Đầu lạnh’ không đồng nghĩa với vô cảm, ích kỷ hay giả tạo mà chúng tôi lựa chọn ‘Đầu lạnh’ để đi đến thành công", nữ ca sĩ tiếp tục.
Nhắc đến đây, Hương Giang “bẻ” lại đàn chị khi nhắc đến khoảnh khắc Tóc Tiên không kìm được cảm xúc bật khóc trên ghế nóng chương trình “Giọng hát Việt”: “Tại sao chị lại để cảm xúc lấn át đến mức bật khóc như vậy? Chị có thực sự chuyên nghiệp trên ghế nóng đó hay không?”.
Nghe câu hỏi khiến Tóc Tiên bật cười và trả lời khi đó cô quá đồng cảm với tiếng hát chạm đến trái tim của thí sinh Thái Bình. Nữ ca sĩ tin rằng, ở những thời điểm quyết định thì “Đầu lạnh” sẽ đưa ra những lựa chọn tỉnh táo hơn nhiều.
from Giải trí | Báo điện tử Tiền Phong https://ift.tt/2PYkbPm
via IFTTT
Post a Comment