Cứ say rượu lái xe là xử hình sự?

Ma men lái xe phải bị nghiêm trị

Nên tước bằng lái vĩnh viễn với người uống rượu bia gây tai nạn.

Tăng mức phạt và thời gian giam bằng lái

Cứ say rượu lái xe là xử hình sự? - 2

Ông NGUYỄN VĂN THẠCH

Tình trạng uống rượu bia rồi lái xe gây tai nạn gây bức xúc trong xã hội. Bộ GTVT đang sửa đổi Nghị định 46/2016 theo hướng xem xét tăng kịch khung mức xử phạt tiền đối với hành vi uống rượu bia lái xe từ mức tối đa 18 triệu đồng lên 40 triệu đồng. Đồng thời tăng thời gian tước bằng lái lên 24 tháng.

Tuy nhiên, các đề xuất tước bằng lái xe vĩnh viễn, phạt lao động công ích, phạt tù… tài xế sử dụng rượu bia tham gia giao thông chưa thể điều chỉnh trong Nghị định 46.

Hiện Luật Giao thông đường bộ và Luật Xử lý vi phạm hành chính đang được Bộ GTVT, Bộ Tư pháp tổng kết để sửa đổi và Bộ GTVT sẽ xem xét và kiến nghị sửa đổi các quy định để đủ răn đe, phòng ngừa tai nạn giao thông do người uống rượu bia gây ra.

Tuy nhiên, quá trình sửa luật, nghị định phải cần thời gian, vì vậy Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa có chỉ đạo các đơn vị cần đẩy mạnh tuyên truyền. Trong đó, mỗi cán bộ là một tuyên truyền viên, làm gương từ trong gia đình đến cơ quan, khu phố, cộng đồng trong việc chấp hành pháp luật nói chung, Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan nói riêng.

Ông NGUYỄN VĂN THẠCH, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, Bộ GTVT

Tước bằng lái, tăng chế tài dân sự

Cứ say rượu lái xe là xử hình sự? - 3

Đại biểu LƯU BÌNH NHƯỠNG

Đối với hành vi uống rượu bia tham gia giao thông đã có chế tài hình sự lẫn hành chính. Cái hiện nay đang cần điều chỉnh trước mắt là tăng chế tài dân sự, tức là trách nhiệm bồi thường. Ví dụ, một tài xế tông chết người có khi chỉ bồi thường 80-100 triệu đồng là phi lý. Mức này là quá nhẹ, dẫn đến nhiều gia đình có người thân gặp nạn bị thiệt đơn thiệt kép… Đành là tính mạng con người là vô giá nhưng tôi cho rằng chúng ta cần phải nghiên cứu, nâng mức bồi thường dân sự lên hàng tỉ đồng nhằm góp phần ngăn ngừa.

Bên cạnh đó, đối với những người uống rượu bia gây tai nạn giao thông phải tước bằng lái vĩnh viễn, không cho lái xe nữa.

Ngoài ra, hiện nay chúng ta đang hô hào không sử dụng rượu bia khi lái xe nhưng thiếu đi các triển lãm, video về tai nạn giao thông để người dân biết sợ và cần quy trách nhiệm cho lãnh đạo địa phương để tai nạn giao thông xảy ra nhiều.

Về đề xuất sử dụng rượu bia gây tai nạn phải xử tương đương với tội giết người là không thể vì bản chất hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau.

Đại biểu LƯU BÌNH NHƯỠNG, Phó Trưởng ban Dân nguyện  Quốc hội

Thận trọng khi xem là giết người

Cứ say rượu lái xe là xử hình sự? - 4

Tội giết người và tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có một điểm khác nhau cơ bản nhất là lỗi.

Nếu là lỗi cố ý dùng phương tiện giao thông để gây cái chết cho nạn nhân thì tội giết người.

Còn nếu chỉ chứng minh được họ cố ý với hành vi điều khiển phương tiện giao thông và vô ý gây chết người thì không thể cấu thành tội danh giết người.

Tội giết người có khung hình phạt cao nhất là tử hình nên chúng ta cần thận trọng, cân nhắc.

Ông ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Quốc hội

Phải có hướng dẫn để xử hình sự người say

Cứ say rượu lái xe là xử hình sự? - 5

Thượng tá NGUYỄN QUANG NHẬT

Tình trạng uống rượu bia lái xe mà không hề nghĩ đến hậu quả, không quan tâm đến sự an toàn của bản thân và mọi người đang diễn ra phổ biến.

Trong năm 2018, lực lượng chức năng xử lý hơn 91.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Trong bốn tháng đầu năm 2019 đã xử lý gần 50.000 trường hợp nhưng xét cho cùng đó chỉ là phần ngọn. Vấn đề gốc là cần kiểm soát bằng pháp luật.

Chúng ta cần một môi trường pháp lý chặt chẽ, có sự ràng buộc rõ ràng để khi người tham gia giao thông nghĩ đến hình phạt, chế tài… là không muốn, không dám vi phạm.

Hiện khoản 4 Điều 260 Bộ luật Hình sự đã có quy định xử lý hình sự đối với người uống rượu bia tham gia giao thông ngay cả khi chưa gây hậu quả nhưng có khả năng thực tế gây hậu quả. Tuy nhiên, cần sớm có hướng dẫn chi tiết về điều này để có thể ngăn chặn hiệu quả các vụ tai nạn có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, chúng ta phải ngăn chặn khả năng tiếp cận rượu bia quá dễ dãi như hiện nay. Ở Nhật không chỉ tài xế, người ngồi cùng xe bị xử lý hình sự mà cả người bán rượu bia cho tài xế cũng liên đới chịu trách nhiệm…

Thượng tá NGUYỄN QUANG NHẬT, 
Phó Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao hông, Cục CSGT

“Uống rượu bia, một người tốt đã thành kẻ giết người”

Cứ say rượu lái xe là xử hình sự? - 6

Ông KHUẤT VIỆT HÙNG

Khi nghe tin tài xế say rượu lái xe gây tai nạn làm hai người phụ nữ chết tại hầm Kim Liên (Hà Nội) ngày 1-5, tôi đã viết lên Facebook ngắn gọn “Uống rượu bia, một người tốt đã thành kẻ giết người”. Tôi biết thông tin cơ bản về người lái xe gây ra tai nạn, về nhân thân của anh này. Tôi nói anh ấy là người tốt, trước khi anh ấy uống rượu. Vì lúc bình thường, bình tĩnh, kiểm soát được hành vi, anh ấy là người tốt. Sau khi anh ta uống rượu, lái xe gây tai nạn chết người thì một người tốt đã thành kẻ giết người.

Tôi muốn dùng từ “giết người” trong trường hợp này. Bởi khi được cấp bằng, tài xế nào cũng biết uống rượu bia lái xe bị cấm và gây tai nạn chết người nhưng vẫn thực hiện. Như vậy chúng ta còn băn khoăn gì nữa… Tôi cho rằng say rượu lái xe không khác nào cầm trong tay khẩu súng nên phải có chế tài thật mạnh…

Ông KHUẤT VIỆT HÙNG, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàngiao thông Quốc gia 

Let's block ads! (Why?)



from Tin tức trong ngày - 24H RSS http://bit.ly/2LoO1gs
via IFTTT
Cứ say rượu lái xe là xử hình sự? Cứ say rượu lái xe là xử hình sự? Reviewed by Unknown on tháng 5 05, 2019 Rating: 5

Không có nhận xét nào

Post AD