Độc đáo làng làm tượng ông Táo dịp tết
Clip anh Nguyễn Văn Tài làm tượng ông Táo
Trước khi trở thành một làng nghề truyền thống đặc sắc hấp dẫn du khách, làng gốm Thanh Hà cũng đã trải qua bao thăng trầm như nhiều làng nghề khác. Và cứ đến Tết là lò gốm lại hối hả với nghề nặn " ông Táo đất" truyền thống.
Anh Nguyễn Văn Tài tỉ mĩ chuẩn bị công đoạn nhào đất để nặn ông Táo
Anh Nguyễn Văn Tài (30 tuổi) người con đời thứ 4 của cơ sở lò nặn Nguyễn Văn Chín, cho biết nghề làm ông Táo không khó, vì hiện nay có khuôn đúc sẵn. Để có tượng ông táo hoàn chỉnh chỉ cần có khuôn, đất sét thì có thể làm hàng trăm, thậm chí hàng ngàn chiếc mỗi ngày. Làm ông Táo đất phải trải qua bốn công đoạn. Trước hết, người thợ phải nhào đất sét thật nhuyễn và mịn hoàn toàn. Tiếp đó lấy đất nhồi vào khuôn in hình có sẵn "tam vị"- hình 3 vị Táo quân, 2 ông ngồi hai bên, Táo bà ngồi giữa. Phần đất còn lại được gạt đi, rồi đem ra phơi nắng để ráo nước và cho thật trắng. Khi đã đủ mẻ ( khoảng 300 tượng) thì mang đi xếp vào lò nung khoảng 3 ngày. Cuối cùng là công đoạn quét màu sơn lên tượng để tăng độ tinh tế và thẩm mỹ.
Hàng trăm tượng ông Táo được xếp vào lò để chuẩn bị đi nung
Anh Tài cho rằng, giai đoạn khó nhất là nắn tạo hình, sau khi gạt phần đất thừa ra khỏi khuôn in để cho các tượng được ngang bằng kích cỡ thì đòi hỏi bàn tay người thợ tỉ mĩ và cẩn trọng. Với những tượng chưa đẹp, người thợ phải nhanh tay chỉnh sửa để tạo ra các hình đẹp mắt và sắc sảo.
Trong khi đó, cơ sở làm tượng Táo quân của ông Chín luôn thu hút những đơn đặt hàng từ khắp nơi. Từ những kinh nghiệm của làng nghề xưa đến nay và quá trình được học hỏi, cơ sở gia đình ông Chín luôn chăm chút để có những sản phẩm ưng ý cho người dân thờ cúng. " Làm nghề này không phải chỉ để kiếm cơm mà phải hết sức thành tâm",ông Chín chia sẻ.
Sản phẩm ôngTáo của làng gốm Thanh Hà
Ông Nguyễn Văn Xê, Ban quản lý làng nghề gốm Thanh Hà cho biết hiện cả làng có ba hộ làm ông Táo đất là chính, mỗi năm họ làm khoảng 25 vạn ông Táo, ngoài ra còn các hộ nhỏ lẽ cũng có làm nhưng làm ít. Trước kia, người ta nấu bếp củi nhiều nên có hình dáng Táo Quân to và rất nặng. Ngày nay với cuộc sống hiện đại, các gia đình đều sử dụng bếp ga chủ yếu nên việc tạo mẫu mã Táo Quân mới cho nhỏ gọn và sạch sẽ phù hợp. Làng nghề vẫn mãi giữ gìn sản xuất Táo quân để phục vụ tục thờ cúng ông Táo của người Việt.
Không phải những con vật khác như trâu, ngựa… mà cá chép lại trở thành phương tiện đưa ông Công ông Táo lên chầu trời.
from Tin tức trong ngày - 24H RSS http://ift.tt/2EE1J86
via IFTTT
Post a Comment